Mẹ & Bé

Nhiễm độc thai nghén là gì? Nguyên nhân? Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

16:18:26 26/05/2023

Trong thai kỳ thường có một số bệnh lý phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, cụ thể là nhiễm độc thai nghén. Tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này ngay sau đây.
Nhiễm độc thai nghén là gì? Nguyên nhân? Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Phần lớn, các mẹ bầu nào cũng phải trải qua giai đoạn ốm nghén trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng ốm nghén trở nên nặng và nghiêm trọng hơn, rất có thể đang mắc phải chứng nhiễm độc thai nghén. Vậy nhiễm độc thai nghén là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu như thế nào? Hãy cùng KhaiStore.vn tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về bệnh lý này nhé.

1 Nhiễm độc thai nghén là gì?

Nhiễm độc thai nghén là gì?Nhiễm độc thai nghén là gì?

Nhiễm độc thai nghén là một dạng bệnh lý phát sinh trong thời kỳ thai nghén của các mẹ bầu, xuất hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của quá trình mang thai. Hiện nay, có một số thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn tương đương với nhiễm độc thai nghén như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sản giật,...

Bệnh này có liên quan đến vấn đề co thắt mạch máu của thai phụ, tác động lên cả những mạch máu ngoại biên lẫn nội tạng như gan, thận, tử cung và não.

2 Nguyên nhân nhiễm độc thai nghén

Nguyên nhân nhiễm độc thai nghénNguyên nhân nhiễm độc thai nghén

Cho đến hiện nay, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén. Theo một số chuyên gia, những yếu tố sau đây có thể gây ra bệnh lý này:

  • Nhiễm độc thai nghén thường xảy ra ở những người phụ nữ trẻ tuổi lần đầu mang thai.
  • Mắc các bệnh lý nội khoa như viêm loét dạ dày, suy thận mãn tính, tiểu đường, tim mạch.
  • Thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây phát bệnh, thời tiết lạnh sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với mùa nóng.
  • Do sử dụng nhiều loại thực phẩm lạ và dễ gây dị ứng.
  • Các trường hợp như sinh đôi hay thai trứng sẽ có thể gây ra nhiễm độc thai nghén.

3 Đối tượng nhiễm độc thai nghén

Đối tượng nhiễm độc thai nghénĐối tượng nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén thường xảy ra ở mẹ bầu trẻ, lần đầu mang thai. Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm độc thai nghén của các mẹ sinh con so khoảng 3-10%, các trường hợp còn lại chỉ rơi vào khoảng 1.4-4%.

Các mẹ đã từng mắc bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường, mang thai đôi…hoặc lần mang thai trước đây đã bị nhiễm độc thai nghén.

Những người mắc các bệnh lý tự miễn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống hay hội chứng kháng phospholipid cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm độc thai nghén

Ngoài ra, những người có tình trạng thừa cân, béo phì và chỉ số BMI > 30 cũng nằm trong nhóm đối tượng dễ bị nhiễm bệnh lý này.

4 Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳDấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ

Đây là khoảng thời gian đầu khi mang thai nên các dấu hiệu nhận biết nhiễm độc thai nghén ở mức nhẹ sẽ là hiện tượng ốm nghén. Các thai phụ thường gặp nhất là buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn,...Sau đó, tình trạng này sẽ giảm dần rồi kết thúc.

Đối với trường hợp nhiễm độc thai nghén nặng, vẫn là các dấu hiệu của ốm nghén nhưng chúng xuất hiện sớm hơn và cứ kéo dài trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ hầu như không ăn được gì, vì khi ăn vào đều nôn ra hết. Điều này dẫn đến cơ thể ngày càng gầy yếu, không cung cấp được dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳDấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

Tăng huyết áp: Ở giai đoạn này, huyết áp của những người bị nhiễm độc thai nghén thường tăng rất cao, nếu huyết áp tăng lên đến 140/90 mmHg thì các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để có những giải pháp chữa trị kịp thời.

Phù chân: Các mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ sẽ có chân bị phù rất to, tuy không đau đớn nhưng khác bất tiện. Bạn có thể kiểm tra bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân và thấy lõm ở vị trí đó thì đó là dấu hiệu của phù nề ở chân. Tùy cơ địa của mỗi người mà có thể bị phù ở cả mặt và hai tay.

Protein niệu: Khi xét nghiệm nước tiểu của thai phụ sẽ thấy kết quả nồng độ protein cao hơn 0,3g/l, đây cũng là một trong những dấu hiệu của ngộ độc thai nghén.

Qua bài viết trên, hy vọng KhaiStore.vn đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích với bạn, từ đó sẽ giúp bạn có thể chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh nhiễm độc thai nghén để có được một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé!

Nguồn: vinmec.com