Mẹ & Bé

Bệnh Hirschsprung là gì? Làm sao để biết trẻ bị bệnh Hirschsprung không?

06:13:58 22/06/2024

Bệnh Hirschsprung là một trong những loại bệnh dị tật bẩm sinh. Tham khảo bài viết này để biết thêm về những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Hirschsprung.
Bệnh Hirschsprung là gì? Làm sao để biết trẻ bị bệnh Hirschsprung không?

Bệnh Hirschsprung đặc trưng bởi sự vắng mặt của các tế bào thần kinh đặc biệt (hạch) trong ruột. Đây là một loại dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở đường ruột của trẻ sơ sinh và trẻ em. Vậy bệnh Hirschsprung là gì? Làm cách nào để biết được trẻ có đang mắc bệnh Hirschsprung hay không? Cùng KhaiStore.vn tìm hiểu về bệnh lý này thông qua bài biết dưới đây nhé.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Bệnh Hirschsprung là gì?

Bệnh Hirschsprung là một loại dị tật bẩm sinh, trẻ em mắc phải bệnh này sẽ bị thiếu các tế bào thần kinh ở phần cuối ruột. Ruột là nơi chứa nhiều tế bào thần kinh để kiểm soát cách thức hoạt động của ruột.

Khi cơ quan này thiếu các tế bào thần kinh, nó sẽ không thể hoạt động tốt và gây ra nguy cơ tắc nghẽn do phân không di chuyển qua ruột theo cách bình thường. Phân sẽ di chuyển qua ruột cho đến khi phân đi đến phần thiếu tế bào thần kinh và tiếp đến chuyển động chậm dần hoặc dừng lại.

Bệnh Hirschsprung ở trẻ bao gồm Hirschsprung đoạn ngắn và Hirschsprung đoạn dài. Ở Hirschsprung đoạn ngắn thì các tế bào thần kinh bị thiếu sẽ từ phần cuối cùng ruột già của trẻ. Ở Hirschsprung đoạn dài, các tế bào thần kinh sẽ bị thiếu ở hầu hết toàn bộ ruột già và có thể thiếu luôn ở phần cuối của ruột non. Tuy nhiên, rất hiếm có trường hợp trẻ mắc bệnh Hirschsprung bị thiếu tế bào thần kinh ở toàn bộ ruột già và ruột non.

Bệnh Hirschsprung là một loại dị tật bẩm sinhBệnh Hirschsprung là một loại dị tật bẩm sinh

2 Nguyên nhân nào gây ra bệnh Hirschsprung?

Trong quá trình hình thành và phát triển trong bụng mẹ, các tế bào thần kinh của cơ quan này ngừng phát triển về phía cuối và gây ra bệnh Hirschsprung. Nhiều nhà khoa học cho rằng bệnh Hirschsprung ở trẻ có tỉ lệ cao hơn do các khuyết tật di truyền. Cho đến hiện nay, không có xét nghiệm nào có thể tầm soát bệnh Hirschsprung ở trẻ khi còn trong bụng mẹ.

Để hạn chế trẻ sinh ra mắc bệnh Hirschsprung, các nhà khoa học đang nghiên cứu tiền sử sức khoẻ và lối sống của sản phụ để xem có làm tăng khả năng trẻ sinh ra mắc bệnh Hirschsprung hay không.

Tuy đây là một bệnh dị tật bẩm sinh nhưng các triệu chứng có thể rõ ràng hoặc không. Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh Hirschsprung, khả năng con của họ cũng mắc bệnh cao hơn và khi con của họ mắc bệnh Hirschsprung thì khả năng những đứa con sau này cũng có khả năng mắc bệnh Hirschsprung.

Bệnh Hirschsprung có khả năng xảy ra ở khoảng một trong số 5000 trẻ em. Những trẻ mắc hội chứng Down, dị tật bẩm sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Hirschsprung?Nguyên nhân nào gây ra bệnh Hirschsprung?

3 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Hirschsprung là gì?

Ở trẻ mắc bệnh Hirschsprung, dấu hiệu và triệu chứng mà ba mẹ có thể dễ nhận thấy chính là tình trạng táo bón và tắc ruột ngay sau khi sinh. Không giống như những trẻ sơ sinh và trẻ em khỏe mạnh, trẻ mắc bệnh Hirschsprung thường không phản ứng với thuốc trị táo bón qua đường ống. Ngoài dấu hiệu chính, trẻ mắc bệnh Hirschsprung còn có các triệu chứng khác như:

  • Cơ thể trẻ chậm tăng trưởng hơn
  • Nóng, sốt không rõ nguyên nhân
  • Tình trạng nôn mửa
  • Cứng bụng, đầy bụng thường xuyên

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Hirschsprung là gì?Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Hirschsprung là gì?

Ở những đứa trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng sự thay đổi này không phụ thuộc vào lượng tế bào thần kinh bị thiếu ở ruột. Một triệu chứng ban đầu mà các bậc cha mẹ nên chú ý chính là ở một số trẻ sẽ mắc bệnh sẽ không đi tiêu đầu tiên trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Các triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy (thường có máu) hoặc khi trẻ nôn sẽ có chất dịch màu xanh lá cây hoặc nâu.

Ở trẻ biết đi và những trẻ lớn hơn sẽ có có dấu hiệu và triệu chứng khác như không thể đi ngoài nếu không có thuốc sổ, hay chướng bụng, tiêu chảy thường có máu và tăng trưởng chậm hơn so với những bạn cùng lứa.

Trẻ bệnh Hirschsprung dễ bị táo bón sau khi sinhTrẻ bệnh Hirschsprung dễ bị táo bón sau khi sinh

4 Dinh dưỡng và những điều lưu ý với bệnh Hirschsprung

Với những trẻ bệnh Hirschsprung phải phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột kết sẽ cần uống nhiều chất lỏng để bù lại lượng nước đã mất đi và ngăn ngừa cơ thể bị mất nước. Trẻ cũng cần gấp đôi lượng muối hơn đứa trẻ bình thường, bác sĩ có thể đo lượng natri trong nước tiểu của trẻ để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo thay thế đủ muối.

Ở một số trẻ sơ sinh có thể cần ống dẫn dinh dưỡng trong một thời gian để tiếp nhận sữa bột hoặc thức ăn lỏng trực tiếp vào dạ dày hoặc ruột non. Bác sĩ sẽ dẫn đường ống thông qua mũi của trẻ.

Dinh dưỡng và những điều lưu ý với bệnh HirschsprungDinh dưỡng và những điều lưu ý với bệnh Hirschsprung

Bệnh Hirschsprung là một trong những bệnh lý gây ra hiện trạng táo bón, tắc nghẽn đường ruột ở trẻ. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có được những thông tin cần thiết về bệnh Hirschsprung và có những phương pháp phòng ngừa cũng như đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Nguồn: Chuyên trang sức khoẻ Vinmec.com